Giới thiệu

1. Tên gọi:

Tên tiếng Việt: Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái

Tên giao dịch quốc tế: YenBai Center for Science Technology Development and Community Health care.

Tên viết tắt: YENBAI CDSH

  1. Địa chỉ:

Trụ sở chính của Trung tâm đặt tại 332 đường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

            Điện thoại : +84 293 892 298

            Fax: + 84293 892 298 – Email: [email protected]

            Websie: https://yenbaicdsh.com

Giám đốc : TS Đào Thị Ngọc Lan

Giới thiệu

Là một tổ chức khoa học công nghệ được thành lập theo quyết định số 15/QĐ-LHH ngày 13/11/2009 của Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Yên Bái, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Yên Bái

Hoạt động theo Luật Khoa học và công nghệ và Nghị định số 81/ NĐ-CP ngày 17/10/2002 của  Chính phủ và các quy định khác của pháp luật .

Trung tâm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo phương thức tự chủ và tự trang trải tài chính theo các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước

Sứ mệnh

Hỗ trợ người dân tộc thiểu số và cộng đồng nông thôn nghèo, phụ nữ và trẻ em đang sống tại các khu vực miền núi của tỉnh Yên Bái tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phát triển cộng đồng bền vững thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ

Tầm nhìn

Phấn đấu đến năm 2020 YENBAI CDSH sẽ là tổ chức khoa học công nghệ có uy tín của tỉnh và khu vực trong ứng dụng KHCN nhằm cải thiện sức khỏe trẻ em, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người yếu thế… giúp họ có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Chiến lược

Nghiên cứu vận động chính sách

Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền

Bình đẳng giới

Có sự tham gia

Giá trị cốt lõi

Vì chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Nhân lực

Cán bộ làm việc toàn thời gian: 15 người trong đó có 1 Tiến sỹ y học, 3 thạc sỹ, 9 cán bộ đại học, 1 cán bộ cao đẳng, 1 cán bộ trung cấp.

Cán bộ làm việc bán thời gian: 9 người, trong đó có 1 thạc sỹ bác sỹ, 4 bác sỹ ; 2 cử nhân luật / hành chính và cán bộ khác.

Là những chuyên gia, cố vấn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng như phát triển bền vững.

Ngoài ra, Trung tâm còn có mạng lưới cộng tác viên trong và ngoài tỉnh với trình độ chuyên môn đa dạng như y tế, luật, xã hội học, nông nghiệp bền vững.

Các lĩnh vực hoạt động

Vận động Chính sách y tế

Cải thiện dịch vụ y tế dựa vào cộng đồng

Nước sạch và vệ sinh môi trường

Biến đổi khí hậu và sức khỏe

Sức khỏe sinh sản

Phòng chống tai nạn thương tích

Phòng chống HIV/AIDS

Quyền trẻ em

Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ)

Năng lực

  1. Triển khai và thực hiện các nghiên cứu, dự án can thiệp trong các lĩnh vực xã hội và y tế – chăm sóc sức khỏe, phát triển cộng đồng bền vững, môi trường và Biến đổi khí hậu nhằm hỗ trợ các dân tộc miền núi, nâng cao kiến thức, kỹ năng và sức khỏe góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo.
  2. Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ về thông tin, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật mới, tổ chức hội thảo khoa học trong lĩnh vực các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phát triển cộng đồng.
  3. Truyền thông, tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng phát triển cộng đồng trong lĩnh vực văn hóa- xã hộì, bình đẳng giới, phòng chống HIV/AIDS và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  4. Triển khai và thực hiện các nghiên cứu, dự án can thiệp nhằm bảo tồn, phát triển cây thuốc nam, vùng dược liệu , bài thuốc dân gian góp phần chăm sóc sức khỏe và cải thiện sinh kế cho người dân
  5. Hợp tác, vận động các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực nêu trên.

Một số kinh nghiệm (theo lĩnh vực liên quan):

– Từ năm 2013- 2015 , YENBAI CDSH thực hiện Dự án  “Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe” tại 2 xã Púng Luông và La Pán Tẩn, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái do EU tài trợ  với mục tiêu “Nâng cao khả năng  tiếp cận của người nghèo, dân tộc thiểu số ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Việt Nam với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tăng cường sự tham gia của họ trong việc lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe”. Trong dự án này 6.545 người nghèo, bao gồm 4.606 phụ nữ H’mong nghèo và trẻ em, ở La Pán Tẩn và Púng Luông được hưởng lợi trực tiếp, thông qua tăng cường tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và tăng cường sự tham gia trong việc lập kế hoạch liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Dự án đã sử dụng  phương pháp tiếp cận có sự tham gia để tăng cường sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch CSSK và phương pháp tiếp cận dựa trên quyền (RBA). Trọng tâm của phương pháp này là quyền được thông tin và quyền tham gia trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe.

Do đói nghèo và hạn chế tiếp cận thông tin, người nghèo dân tộc thiểu số chưa quan tâm hiểu biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình nên dẫn đến các vấn đề sức khỏe còn tồn tại,  đặc biệt là ở trẻ em, các bệnh tiêu chảy, viêm phổi, suy dinh dưỡng đều gặp với tỷ lệ cao (35,33%). Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (IMR) ở Mù Cang Chải là 60,52 ‰. 99% phụ nữ H’mông mang thai sinh đẻ tại nhà mà không đến các cơ sở y tế và hầu như không đi khám thai,

Dự án đã biên soạn, in và phát hành 500 cuốn sổ tay “hướng dẫn phương pháp tiếp cận dựa trên quyền và 500 cuốn “phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia” và gửi tới lãnh đạo chính quyền, ban ngành xã, trưởng bản, nhóm 2 xã và người dân các xã trong huyện.

Trong rất nhiều hoạt động của dự án, lớp tập huấn “Ứng dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong tăng cường chất lượng dịch vụ y tế tại cơ sở” được tổ chức cho lãnh đạo huyện, các ban ngành trong huyện, Lãnh đạo và người dân 2 xã Púng Luông và La Pán Tẩn, các cán bộ y tế huyện/ xã/ thôn bản trong đó những điều cần biết về Quyền trẻ em được phổ biến, đánh giá việc thực hiện. Sau tập huấn, địa phương đã hiểu biết rõ về  Quyền trẻ em cần được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ và phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.Trên cơ sở đó, đã xác định những vấn đề sức khỏe của trẻ em tại địa phương và  lập kế hoạch phòng chống 3 bệnh đang có tỷ lệ cao là : Tiêu chảy, viêm phổi và suy dinh dưỡng”. Bản kế hoạch có sự tham gia của người dân đã được UBND huyện phê duyệt và triển khai  thực hiên, kết quả được đánh giá cuối kỳ ghi nhận các bệnh tiêu chảy và viêm phổi giảm >2% năm (vượt chỉ tiêu đề ra)

Để đảm bảo quyền của trẻ em ngay từ khi mới sinh ra, dự án đã tập huấn trang bị kiến thức về chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh và đỡ đẻ thường.  Đã có 26 bà đỡ được nâng cao kiến thức về tư vấn, chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh và đỡ đẻ thường, (vượt chỉ tiêu 6 người). Có học viên đã đỡ đẻ được tại nhà.Hoạt động này rất hiệu quả vì phụ nữ H’Mông mặc dù đẻ tại nhà theo tập quán nhưng được chăm sóc y tế, hạn chế tỷ lệ tử vong và các tai biến sản khoa.

– YENBAI CDSH thực hiện Dự án Tăng cường sự tham gia của người dân vào lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Nậm Khắt và xã Mồ Dề huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái”do Đại sứ quán Phần Lan tại Việt nam tài trợ ( 2013- 2014). Dự án đã phối hợp với Ban giám hiệu các trường để triển khai hội nghị truyền thông về QLRRTT và BĐKH nhằm mục tiêu nâng cao  nhận thức và hiểu biểu của học sinh tiểu học về tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự tham gia của học sinh vào các hoạt động ứng phó. Nhà trường đã tổ chức cho các em học sinh thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu và thiên tai. Qua đó các em có thể chia sẻ thông tin được tuyên truyền đến gia đình và những người xung quanh.

– Ngoài ra YENBAI CDSH  còn tham gia một số dự án như “Triển khai chiến lược thực hành xử trí tốt bệnh hô hấp” do Quỹ Toàn cầu tài trợ. Phối hợp với Báo Gia đình và xã Hội, Phòng khám đa khoa Việt Tràng An tổ chức các đợt khám từ thiện, truyền thông giáo dục sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ…

Mô hình tổ chức:

Tham gia mạng lưới

Là thành viên Mạng  CIFPEN – (Mạng An ninh Lương thực và giảm nghèo)

Là thành viên Mạng  NORTHNET- (Mạng lưới các tổ chức xã hội khu vực miền núi phía Bắc Việt nam vì sự phát triển cộng đồng bền vững )

Là thành viên Mạng lưới VNGO-FLEGT –(Mạng lưới các tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam về thực thị lâm luật, quản trị rừng, và thương mại lâm sản)

Thông tin ngân hàng:

Chủ tài khoản : Giám đốc : TS Đào Thị Ngọc Lan

Cơ quan mở tài khoản: Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng ( YenBai CDSH)

Số TK; 8700201002434

Tên và địa chỉ ngân hàng : Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái

Đối tác:

Đối tác của  YENBAI CDSH   bao gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế , các tổ chức/ cơ quan ban ngành trong nước, các chuyên gia tư vấn, chính quyền địa phương các cấp. Đối tác có vai trò quan trọng trong các hoạt động của trung tâm.