Tăng cường sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch và giám sát chương trình 30a hướng tới giảm nghèo bền vững đối với đồng bào miền núi

Vừa qua, Mạng an ninh lương thực và giảm nghèo CIFPEN chọn chủ đề “ Sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch và giám sát chương trình 30a” làm đề tài nghiên cứu thực hiện chính sách. Nhận được sự đồng thuận của  UBND tỉnh Yên Bái, sự giúp đỡ của UBND huyện Mù Cang Chải và 2 xã Púng Luông; La Pán Tẩn, Mạng CIFPEN phối hợp với Yên Bái CDSH đã thực hiện nghiên cứu đánh giá chủ đề này tại 2 xã Púng Luông; La Pán Tẩn.

Mục đích nghiên cứu là đánh giá thực trạng về sự tham gia của người dân ở 2 xã Pú Luông và La Pán Tẩn trong việc lập kế hoạch và giám sát thực hiện chương trình 30a. Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc tham gia và hỗ trợ người dân xây dựng kế hoạch và giám sát thực hiện chương trình 30a ở cấp xã và Huyện. Từ kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra ý kiến khuyến nghị và chia sẻ trong cuộc hội thảo với các ban ngành liên quan, các nhà quản lý hoạch định chính sách từ Huyện đến Tỉnh và Trung ương nhằm góp phần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh (nếu có) chương trình 30a và giúp đẩy mạnh sự tham gia của người dân trong việc lập kế hoạch và giám sát thực hiện chương trình 30a.

Cách tiếp cận của chương trình nghiên cứu dựa trên một số can thiệp cứng và mềm của chương trình quốc gia 30a. Nhóm nghiên cứu tiếp súc ở 3 cấp độ, cấp thôn bản tiến hành nghiên cứu xã hội học về sự tham gia của người dân trong cộng đồng về phát triển sản xuất, tiếp cận với các dịch vụ nâng cao nhận thức về chương trình tham gia vào các hoạt động nâng cao năng lực, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, học nghề cải thiện kinh tế gia đình, các hoạt động giám sát dân biết dân bàn dân kiểm tra và các cơ sở y tế, trường mẫu giáo, tiểu học gắn với phát triển KTXH ở địa phương. Mức độ người dân tham gia vào lập kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả triển khai cả phần cứng và phần mềm để thấy được những hạn chế nào tới việc giảm nghèo. Ở cấp xã, nhóm tiếp cận cán bộ lãnh đạo, phụ trách các ban ngành, các tổ chức đoàn thể, hội, lấy ý kiến về quy trình xây dựng kế hoạch và những vấn đề hạn chế, khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch có sự tham gia, những kết quả bài học thực tế để giúp người dân thoát được nghèo. Ở cấp huyện, nhóm lấy ý kiến của các ban ngành chức năng như thường trực ban 30a P.LĐTB-XH, P. Tài chính- kế hoạch, P.NN &PTNT, P. hạ tầng cơ sở, Ngân hàng chính sách, Hội nông dân, hội Phụ nữ để tìm hiểu về mối quan tâm và xác định sự sự đồng thuận với đề tài nêu trên.

Thông qua hội thảo khởi động, thảo luận nhóm sâu để đánh giá quy trình xây dựng kế hoạch hiện tại những hạn chế và giải pháp để tăng cường sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch bằng quy trình mới hay quy trình cải tiến để người dân được tham gia nhiều hơn khi xây dựng kế hoạch từ cấp thôn bản lên xã, cấp xã dựa trên sự ưu tiên để xếp xắp nguồn vốn trình cấp huyện phê duyệt có cơ sở sát với thực tế.

Nghiên cứu khảo sát ở 2 xã qua các hợp phần cho thấy người dân tham gia lập kế hoạch còn ít (6%) , tham gia triển khai thấp(40% và 50% chưa biết có chương trình 30a). Lãnh đạo xã cũng như người dân thấy rất cần lập kế hoạch có sự tham gia của người dân.theo quyết địch 30a của Chính Phủ.

Việc nâng cao kỹ thuật phát triển sản xuất, đào tạo nghề được triển khai nhưng sự tham gia người dân còn hạn chế. Khảo sát về  xác định nhu cầu hay lập kế hoạch qua khảo sát có 26-36% người tham gia, chưa tham gia 20-56,7% không biết gì 20-43%. Các lớp học nghề xong chưa được phát huy, chỉ học về trồng trọt, chăn nuôi được áp dụng vào sản xuất tuy nhiên còn nhiều hộ người đi học không trực tiếp làm, do đó tỷ lệ áp dụng có khác nhau ở từng nơi PL là 43,3% và LPT 56,7%.

Về thu nhập của người dân chưa đa dạng, chủ yếu trồng trọt lúa và ngô, cây công nghiệp chưa được phát huy. Thu hoạch từ bảo vệ rừng ít. Chăn nuôi chưa phát triển, có một số điển hình gia đình chăn nuôi thu hoạch cao trên 20 triệu/ năm, thu nhập các dịch vụ it, có đi làm công và làm thuê nhưng đây không phải là cách giải quyết lâu dài. Thu nhập bình quân của người dân dưới 5 triệu đồng/ năm ở 2 xã chiếm trên 86-90%. Tỷ lệ thoát nghèo ở cả 2 xã là 6,7% , chủ yếu ở nhưng hộ biết phát triển trồng trọt chăn nuôi kết hợp trồng cây đặc sản như thảo quả có thu hoạch cao, nhiều hộ có khá hơn nhưng chưa thoát nghèo. Việc giảm nghèo còn tiềm ẩn tốc độ chậm do tách hộ và tiêu chí hộ nghèo của nhà nước tăng.

Thảo luận của nhóm phòng ban chức năng của huyện và hội thảo 2 báo cáo  kết quả nghiên cứu thực tế ở 2 xã tại huyện cũng đã hướng tới tăng cường sự tham gia người dân bằng lập kế hoạch có sự tham gia. Đây  là khâu đầu rất quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ chương trình giảm nghèo. Sơ đồ quy trình  lập kế hoạch có sự tham gia mang tính nguyên tắc cần có sự tác động quyết định của cấp chính quyền  Huyện, Tỉnh mới có sức mạnh chuyển đổi và  thực thi hiệu quả. Đề nghị cơ quan thực thi chính sách của huyện và tỉnh nghiên cứu và đưa quyết định hay quy định về lập kế hoạch 30a hàng năm có sự tham gia của người dân kèm theo quy trình mới cải tiến. Bên cạnh đó cần có các giải pháp về nâng cao năng lực, hỗ trợ tài chính và chuyên môn, sự tích cực của của người hưởng lợi cộng với sự hỗ trợ của các tổ chức tổ trong và ngoài nước để tiển khai giúp Mù Cang Chải Yên Bái giảm nghèo nhanh và bền vững được.

Khuyến nghị các tổ chức có quan tâm phối hợp cùng với mạng an ninh lương thực giảm nghèo CIFPEN thực hiện chương trình điểm và mở rộng tại Yên Bái.

Câu chuyện về con trâu nái 30a: Dân gian có câu “con trâu là đầu cơ nghiệp” đúng như vậy! Từ xưa đến nay người dân nông thôn có cuộc sống gắn liền với đồng ruộng, sức kéo của con trâu giúp họ cày bừa giải phóng sức người. Ngày nay ở vùng núi đặc biệt vùng nương rẫy có độ dốc cộng với ruộng nương nhỏ không thể đưa máy móc vào thay thế thì sức kéo bằng trâu bò vẫn gữ nguyên tính quan trọng của nó. Nhưng những con trâu nái của 30a ở Mù Cang Chải với mục tiêu giảm nghèo muốn đàn trâu mẹ đẻ ra đàn trâu con sinh sôi nảy nở thì hộ có trâu sẽ khá lên và bớt nghèo. Nhưng thực tế lại khác người dân mong muốn có trâu là để có sức kéo đỡ phải thuê mượn chưa nói đến con mẹ đẻ con con. Nhiều gia đình không muốn nhận trâu muốn chuyển sang bò hay lợn để hiệu quả kinh tế hơn. Trâu 30a giá 10 triệu một con nhỏ yếu làm được ít nhất phải vài ba năm nữa, bỏ thêm tiền mua con 15-17 triệu để làm việc được phải vay thêm ngân hàng, đã túng lại khó thêm. Mới chỉ qua một năm nuôi trâu 30a, Púng Luông đã bị chết 23 con, số đông là chết rét, vài con chết bệnh, chết do gầy yếu, rõ ràng không dễ gì để phát triển đàn trâu theo ý muốn. May thay chỉ tiêu 65 con của Púng Luông đã thực hiện 63 con, nay còn lại 40 con. Mùa rét năm nay nữa sẽ còn chết nữa không? Chủ tịch xã Mùa A Tòng còn tâm sự:“Muốn cho trâu nái sinh sản mà trên chỉ cấp cho trâu cái, không có trâu đực thì sinh sản làm sao?”. Còn ở xã La Pán Tấn, kế hoạch 80 con trâu nái nay mới thực hiện 30 con. Người dân mong muốn có điều kiện sản xuất phù hợp cho mình, trâu lợn hay bò? bằng cách nào người dân có thể  tham gia?!

Trưởng thôn Mý Hôp Tủa Chử xã Púng Luông nói:“Thôn chưa có giám sát, trưởng thôn tự làm giám sát mà không có người dân tham gia. Thôn tôi muốn lâp kế hoạch không phải chỉ có ý kiến trưởng thôn mà cần có ý kiến người dân cho phù hợp ý muốn của họ, có biên bản rõ ràng, sau đó có tiền đến đâu triển khai đến đó chắc chắn sẽ góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững hơn.”

Đó cũng là điều mà CT30a của nhà nước mong đợi, bao giờ mới được thực hiện?./.

Bùi Văn Hải

CDSH Yên Bái