Nghiên cứu khảo sát, hội thảo nâng cao năng lực sự tham gia người dân trong xây dựng kế hoạch chương trình 30a tại Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Hội thảo của mạng tháng 4/2012 đã hướng tới quyết định chọn đề tài “Sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch và giám sát chương trình 30a” làm đề tài nghiên cứu vận động chính sách (VDCS) của mạng.  Trong các ngày từ 12-15/6/2012, nhóm tư vấn là các thành viên của mạng đã triển khai chuyến khảo sát thực địa tại xã Púng Luông, tổ chức hội thảo tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Trưởng đoàn là Th.S. Bùi Khắc Vư (Asiaplant) và các thành viên: Nguyễn Ngọc lan (ACDC), Cao Huy Phổ (CENFORD), Phan Huy Cương (CDSH) cùng đơn vị địa phương phối hợp là CDSH (Bùi Văn  Hải và Bs. Hồng). Hỗ trợ kỹ thuật là anh Hoàng Vân chuyên gia từ tổ chức CHF.

Yên Bái là địa bàn cifpen đề xuất và tổ chức CHF chấp thuận, huyện duy nhất và xã đầu tiên được chọn với sự kết nối của Yusta, CDSH tỉnh Yên Bái. Púng Luông là xã  nông nghiệp, sản xuất cây lương thực lúa ngô, chè và cây thuốc bản địa. Với diện tích rừng gấp nhiều lần đất nông nghiệp, 90% là người Mông có tới 10 bản trong xã, dân số đông tới 3196 khẩu và  562 hộ.Tỷ lệ nghèo cao chiếm 86,4%. Tình trạng tái nghèo, vấn đề làm thế nào để giảm nghèo bền vững là đề tài nhóm cần nghiên cứu. Trong hoạt động tiếp xúc với đại diện chính quyền xã, thôn, ban ngành và người dân nhóm  nhận thấy sự tham gia của người dân vào xây dựng kế hoạch chưa rõ, kế hoạch vẫn còn triển khai từ trên xuống. Việc phân phối trâu bò cũng như các vật tư khác giống lúa, phân bón thuốc trừ sâu xã tự chia.

Nhóm đã có cuộc hội thảo với các ban ngành của huyện có sự tham gia thường trực 30a của huyện P. LDTBXH; phòng Tài chính kế hoạch; phòng Dân tộc;  phòng Nông nghiệp;  phòng Văn hóa thông tin; phòng Hạ tầng cơ sở; Ngân hàng chính sách; Hội phụ nữ; văn phòng Ủy ban huyện; Đài truyền hình huyện. Về phía xã có Chủ tịch xã Púng Luông, thường trực 30a của xã và đại diện người dân hưởng lợi. Hội thảo nghe báo cáo thực hiện 30a 2009-2010 do đại diện phòng Lao động thương binh xã hội, phó ban thường trực 30a huyện trình bày. Kết quả bước đầu, chương trình đã triển khai đến xã đến dân. Kết quả giảm nghèo 8-9% tuy nhiên việc tái nghèo còn nhiều, số hộ nghèo phát sinh tăng hàng năm. Lãnh đạo huyện cũng thấy khâu xây dựng kế hoạch có ảnh hưởng lớn đến kết quả thự hiện 30a. Việc nâng cao năng lực cho người dân trong việc tham gia xây dựng kế hoạch là cần thiết.

Hội thảo cũng thấy được khó khăn thuận lợi của người dân và các tổ chức xã hội tham gia vào xây dựng kế hoạch trong chương trình 30a như :Trình độ dân trí thấp: đàn ông biết nói tiếng phổ thông, phụ nữ không biết. Tiếp cận tiến bộ kỹ thuật hay nội dung của CT30a còn hạn chế. Điều kiện sinh hoạt cộng đồng mang nặng phong tục tập quán riêng .Địa hình tự nhiên, phân bổ dân cư thưa khó tập hợp người dân. Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, khó tiếp cận điểm bản vào các ngày mưa. Người dân còn e ngại trao đổi ý kiến, bày tỏ ý kiến. Ngân sách cho giám sát, lập kế hoạch không rõ ràng, xã không có kinh phí, kinh phí hoạt động không có. Phương pháp tổ chức thực hiện chưa khoa học, tiện đâu làm đấy, trình độ cán bộ thực hiện công tác còn hạn chế, thời gian giành cho các tổ chức hội chưa nhiều. Vốn cho một hạng múc ít, thụ động dựa vào kế hoạch cấp trên, tỉ lệ hộ nghèo cao, sự tham gia đóng góp, huy động nguồn lực địa phương khó khăn. Chưa có cơ chế phù hợp giữa chính sách và thực hiện, mức thu nhập thấp.

Hội thảo cũng đưa ra các nhóm giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền: tiếng phổ thông (Mông). Tăng cường công tác tập huấn cho người dân: tiếp cận các thông tin chương trình. Tăng cường tập huấn cho các cán bộ nòng cốt tại thôn bản: trưởng bản, thanh niên. Tuyên truyền nâng cao ý thức thực hiện của người dân về chương trình giảm nghèo bền vững. Nâng cao năng lực cho các tổ chức XH dân sự về lập kế hoạch, phân bổ kinh phí, tạo ra sự phôi hợp các tổ chức liên quan.

Hội thảo cũng đưa ra những nội dung gợi ý của thông điệp làm căn cứ chuyển tải tới các cấp cần vận động. Đối với cơ quan hoạch định chính sách:  Trao đổi thông tin với cơ quan chức năng. Tuyên truyền trên phương tiên đại chúng để các nhà hoạch định chính sách biết về kết quả nghiên cứu. Tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm. Tranh thủ tác động sự đồng ý của các cơ quan thường trực. Cập nhật kết quả báo cáo đến các cơ quan liên quan  Đối với cơ quan thực hiện chính sách: Gặp người có trách nghiệm đưa ra các bằng chứn. Thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ cơ sở. Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình giám sát. Nghiên cứu xây dựng các mô hình cụ thể, để thay đổi được cách làm . Đối với người hưởng lợi: Làm tốt công tác dân chủ cơ sở:.Công khai dân chủ chương trình hoạt động. Nâng cao trách nhiệm và quyền lợi của người hưởng lợi.

Hội thảo đã xác định mối quan tâm của các đơn vị thực chất là tính đồng thuận trong liên minh. Các đơn vị rất quan tâm dành nhiều thời gian  chính là đơn vị cuộc vận động hướng tới như TC-KH, LDTB-XH, Phòng dân tộc các tổ chức XHDS người sẽ có vai trò không nhỏ trong việc nâng cao năng lực cho cộng đồng như Hội Phụ nữ, Hội nông dân, người hưởng lợi và CHF đã nhiều thời gian với mối quan tâm cao nhất. Các tổ chức CDSH địa phương, Ngân hàng Chính sách, Bệnh viện chăm sóc sức khỏe, phòng văn hóa, xã Púng Luông dành sự quan tâm và thời gian vừa đến nhiều cho chương trình này. Sự quan tâm còn thể hiện Đài truyền hình huyện Mù Cang Chải được huyện thông tin đến quay phim theo dõi từ đầu tới cuối và cũng cho biết sẽ phát tin hình ảnh hội thảo ngay sau hội thảo này. Có thể nói đây là hoạt đông khởi động đầu tiên đã đạt được vượt mong mong đợi và hy vộng cuộc nghiên cứu này thành công, cifpen có tiếng nói không nhỏ tới thực hiện 30a giảm nghèo bền vững.

Bài và ảnh: Th.S. Bùi Khắc Vư