BC kết quả hoạt động năm 2014, kế hoạch hoạt động năm 2015

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC

VÀ KỸ THUẬT TỈNH YÊN BÁI

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG YÊN BÁI (YENBAI CDSH)

Số: /BC-CDSH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Yên Bái, ngày  30  tháng 12 năm 2014

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2014 và

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2015

 I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2014:

  1. Công tác tổ chức cán bộ:

Vào năm thứ 5 kể từ khi thành lập theo quyết định của Liên hiện các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Yên Bái, tới nay tổ chức đơn vị ổn định. Trung tâm luôn quan tâm đến củng cố tổ chức đơn vị thực hiện Điều lệ YENBAI CDSH ; Mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động theo giấy phép của Sở Khoa học công nghệ quy định;

Đơn vị đã tổ chức kỷ niệm 5 năm ngày thành lập nhằm động viên các thành viên phát huy thành tích, kết quả đạt được để hoàn thành mục tiêu, sứ mệnh cho những năm tiếp theo…

2. Hoạt động Chuyên môn:

2.1. Thực hiện các dự án can thiệp : YEN BAI CDSH tiếp tục triển khai thực hiện 2 dự án can thiệp đảm bảo đúng nội dung, tiến độ:

2.1.1. Dự án “Tăng cường sự tham gia của người dân vào lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Nậm Khắt và xã Mồ Dề huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” do Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam tài trợ. Đến nay đã kết thúc- dự án đã triển khai thành công, đạt hiệu quả cao. Qua các đợt giám sát, đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của các đoàn đánh giá độc lập và của nhà tài trợ, đã đánh giá: Dự án thực hiện các hoạt động đúng kế hoạch đề xuất, đem lại kết quả đáng kể, góp phần nâng cao năng lực ứng phó BĐKH và RRTT như mục tiêu đề ra đem lại những đóng góp tích cực cho địa phương. Năm 2014 dự án tổ chức các hoạt động và đã đạt được một số kết quả sau:

Tập huấn trồng sơn tra và các cây thảo dược có: 196 lượt người tham dự

Tổ chức 4 chuyến thăm quan mô hình tốt giữa các nhóm có: 39 người tham gia. Hoạt động này giúp thành viên các nhóm kết nối, học hỏi kinh nghiệm về mô hình trồng, chăm sóc và bảo vệ sơn tra, từ đó áp dụng cho mô hình của mình.  

Thăm quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh miền trung có 18 người tham gia. Các thành viên đoàn đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong truyền thông về BĐKH và RRTT cũng như các mô hình thích ứng với BĐKH, phòng chống bão lũ.

Hỗ trợ 93 hộ về cây giống và phân bón trồng cây sơn tra. Bằng 18.500 cây và hơn 8.900 tấn phân NPK cho các nhóm. Ngoài hỗ trợ kỹ thuật và cây giống, dự án còn hỗ trợ kinh phí  cho 20 mô hình mẫu  trồng và bảo vệ cây sơn tra để người dân học tập và thực hiện . Hỗ trợ xây dựng 4 lò sấy và 4 sân phơi sơn tra và các sản phẩm thảo dược cho thành viên các nhóm sở thích xã Nậm Khắt.

Tuyên truyền và vận động di rời được 12 hộ có nguy cơ sạt lở và lũ quét đến nơi ở mới an toàn.

Xây dựng các mô hình biển cảnh báo: Dự án hỗ trợ 24 biển cảnh báo nguy cơ sạt lở và lũ quét cho hai xã được đặt tại các điểm có nguy cơ cao, 2 sơ đồ cảnh báo sớm tại hai bản của hai xã dự án;

Tổ chức 5 đêm truyền thông tại các cụm bản của hai xã, có  hơn 1.300 người tham dự, trong đó khoảng 50% là phụ nữ và trẻ em

Tổ chức 3 buổi ngoại khóa ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Khắt; trường Phổ thông dân tộc bán trú TH Nậm Khắt; trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Mồ Dề.   Đã có hơn 1.100 em học sinh và các thầy cô giáo tham gia hoạt động ngoại khóa truyền thông về biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai tại các nhà trường. Hoạt động này đã giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về BĐKH và rủi ro thiên tai, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường, cũng như tuyên truyền cho người nhà và cộng đồng có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.   

Tổ chức 12 lớp tập huấn về BĐKH và giảm thiểu rủi ro thiên tai: có hơn 800 lượt người tham dự. Các lớp tập huấn đã giúp cho các cấp chính quyền xã, người dân nâng cao được kiến thức về BĐKH, RRTT.

Dự án đã phối hợp với UBND hai xã tổ chức 2 hội thảo lập kế hoạch có sự tham gia về quản lý rủi ro thiên tai, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu cho hai xã đã lồng ghép thành công các hoạt động của dự án vào kế hoạch phòng chống bão lũ của địa phương sau tháng cuối năm 2014.

Tổ chức các hội thảo ở cả cấp huyện và cấp xã nhằm phổ biến các kết quả dự án triển khai đạt được và lấy ý kiến phản hồi từ các cấp chính quyền địa phương. Trong các hội thảo đã có 420 lượt người tham dự.

Để triển khai tốt các hoạt động trên dự án đã thiết kế và in ấn phát cho người dân 1200 tờ rơi tuyên truyền và BĐKH và rủi ro thiên tai, 200 tờ truyền thông tuyên truyền về những thảm họa thiên tai thường xảy ra. Xây dựng và in ấn 200 tờ lịch lấy hình ảnh từ các hoạt động của dự án hỗ trợ cũng như các hình ảnh nguy cơ trên địa bàn hai xã đua vào lịch giúp người dân dễ ràng nhận biết những vùng nguy cơ tiềm ẩn trên địa bàn từ đó có biện pháp phòng tránh.

Qua hai năm triển khai dự án đã đem lại những tác động tích cực về môi trường, kinh tế và xã hội. Tác động tới môi trường: đã tăng cường nhận thức cho mọi tầng lớp từ cán bộ tới người dân, đặc biệt thế hệ học sinh. Người dân đã có ý thức hơn về bảo vệ rừng, về thiên tai và cách phòng tránh; Tác động về mặt xã hội: tạo cơ hội tích cực để người dân được giao lưu văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm với những cộng đồng trong huyện và các địa phương khác; Tác động về mặt kinh tế: Cây Sơn tra nếu được phát triển tốt sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho người dân. Việc tăng cường nhận thức về thị trường và chuỗi giá trị đã giúp người dân tiếp cận được với thị trường.

2.1.2. Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại hai xã Púng Luông và La Pán Tẩn,  huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái do Liên minh Châu Âu (EU Delegation Vietnam) tài trợ:

Tổ chức 4 lớp tập huấn: Kiến thức kỹ năng giám sát và vận động chính sách cho cán bộ cấp xã, thôn bản 2 xã; Kiến thức và kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ y tế xã, thôn bản…4 xã và huyện Mù Cang Chải; Kiến thức và kỹ năng tư vấn cho bà mẹ trước, trong, sau sinh, đỡ đẻ thường và chăm sóc trẻ sơ sinh; Kỹ thuật ươm trồng, bảo vệ cây thuốc nam bản địa và khai thác sơ chế sản phẩm cây thuốc nam bản địa: cho  133 người;

Tổ chức chiến dịch truyền thông giáo dục sức khỏe, trong đó có 2 đêm TTGDSK tại 2 xã Púng Luông và La Pán Tẩn có khoảng gần 600 người tham dự; Cung cấp 200 quyển lịch có các nội dung thông điệp TTGDSK cho người dân, cơ sở y tế trong xã và các trạm y tế trong huyện.

Tổ chức hội thảo đối thoại chính sách y tế tại huyện MCC, có trên 50 người là cán bộ, người dân của 2 xã và đại diện các ban ngành của tỉnh, huyện.

Tổ chức 4 diễn đàn y tế cấp xã có gần 200 lượt người tham gia.

Biên soạn tài liêu hướng dẫn Lập kế hoạch có sự tham gia và các thông điệp TTGDSK.

Là năm thứ hai thực hiện đã đạt một sô kết quả:

Nâng cao được nhận thức cho người dân và cán bộ cơ sở về tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng kế hoạch có sự tham gia; giúp họ tự tin hơn khi tiếp súc hoặc hoạt động xã hội, chủ động trong bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình;

Đã có sự thay đổi một số hành vi về bảo vệ sức khỏe như có nhiều trường hợp ốm đau đã đến cơ sở y tế. Công tác vận động tuyên truyền được tăng cường nên các gia đình đã đưa trẻ viêm phổi đến cơ sở y tế sớm hơn; có 75/76 trường hợp bị chó cắn đã đến tiêm phòng dại.

Tham gia hoạt động nhóm sở thích tích cực, chất lượng, ngươi dân đã biết liên kết trong hoạt động nhóm, nắm kỹ thuật cơ bản trong ươm, gieo trồng, bảo vệ, phát triển, khai thác cây thuốc nam (chọn giống, ươm bầu, bón phân, kỹ thuật trồng, bảo vệ cho cây sơn tra…). Theo ý kiến của ông Hảng Xáy Chông- Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn: “Đánh giá từ khi có dự án can thiệp, người dân có nhận thức tốt hơn, đến trạm y tế khám bệnh đông hơn, tin tưởng hơn. Biết làm vệ sinh nhà cửa, môi trường….Đặc biệt khi bị chó cắn đã biết đi tiêm phòng, biết giúp nhau kỹ thuật trồng, bảo vệ cây sơn tra để phát triển kinh tế…”

Một số khó khăn, vướng mắc của người dân kiến nghị đã được lãnh đạo xã, các ngành liên quan tiếp thu, khắc phục từng bước có hiệu quả như: Tại cơ sở khám bệnh việc tiếp đón, hướng dẫn người bệnh khi sử dụng thuốc đã đầy đủ hơn; Một số trường hợp vướng mắc trong việc sử dụng thẻ BHYT được khắc phục; Kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cây thuốc được người dân thực hiện, có hộ gia đình đã bán  quả cây sơn tra, thảo quả đạt 200 triệu VND/2014…

Kết quả các hoạt động đạt yêu cầu kế hoạch đề ra; tiến độ thực hiện 100/100 các hoạt động được thực hiện đúng, đảm bảo chất lượng;

2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học:

2.2.1. Triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về Nghiên cứu tiềm năng cây thuốc nam bản địa và  trồng cấy thử nghiệm một số loài nhằm phát triển nguồn dược liệu góp phần phát triển kinh tế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Đã triển khai các nội dung nghiên cứu của năm 2014: Tập huấn cho 40 người về kỹ thuật trồng cây thuốc và tiến hành  xây dựng 4 vườn thuốc trồng thử nghiệm 4  loại dược liệu là ba kích, đinh lăng, củ mài và kim tiền thảo tại hai xã Đông Cuông và Mậu Đông, huyện Văn Yên đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đã được Đoàn kiểm tra của tỉnh và Sở KHCN kiểm tra thực địa tháng 9/2014;

Đề tài đã được Hội đồng Khoa học của tỉnh và Sở Khoa học công nghệ đánh gía, nghiệm thu .Kết quả chính, nhóm nghiên cứu đã:

Điều tra, sưu tầm được 105 loại cây thuốc nam và 18  bài thuốc dân tộc cổ truyền tại huyện Văn Yên; các loại cây thuốc và bài thuốc trên có thể trồng cấy, thu hái tự nhiên và sử dụng các bài thuốc để ứng dụng cho công tác CSBVSK nhân dân và phát triển kinh tế tại địa phương;

Đề tài cũng đã tiến hành trồng thí điểm tại 4 vườn thuốc của 3 hộ gia đình trong 2 xã Mậu Đông và Trạm Y tế xã Đông Cuông. Có 4 loại cây được lựa chọn trồng thí điểm đó là: Đinh lăng; Ba kích; Hoài sơn và Kim tiền thảo. Tại các vườn thuốc trồng thử nghiệm đã đánh giá và xác định có 3 loại cây rất thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và điều kiện của địa phương, có 1 cây Ba kích cũng phát triển, song khả năng trồng trên đất đồi rừng sẽ phù hợp hơn.

Đề tài cũng đã khơi dậy được những suy nghĩ, ý tưởng, lòng nhiệt huyết của một số người dân, đặc biệt là những ông lang,, bà mế và những người đã sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh của địa phương nhằm sưu tầm, duy trì, phát triển và bảo tồn nguồn dược liệu của địa phương.

– Một số loại cây thuốc ngắn ngày như Kim tiền thảo có thể cho thu hoạch kinh tế có giá trị cao (60m2 trồng có thể đạt trên 1.000.000đ/ lần thu hoạch)

2.2.2. Nghiên cứu, thu thập số liệu, dữ liệu viết các đề xuất dư án, đề tài nghiên cứu khoa học cho năm 2015-2016. Đã xây dựng và đệ trình  5 dự án đề xuất mới gửi các tổ chức vận động tài trợ về lĩnh vực  nghiên cứu vận động chính sách .

2.3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức :

Trong năm, kết hợp trong các hoạt động dự án, NCKH và hoạt động chuyên môn YENBAI CDSH  đã thực hiện tham gia đề án Tuyên truyền phổ biến kiến thức của Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh tiến hành các hoạt động phổ biến các kiến thức, kỹ năng khoa học về chăm sóc sức khoẻ, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, Bảo tồn và phát triển cây thuốc nam bản địa trên địa bàn dự án và đề tài can thiệp;

Tham gia viết tin, bài trên các bản tin “Khoa học & Cuộc sống” của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Báo Yên Bái, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Website của VUSTA, tích cực trao đổi thông tin với các tổ chức NGO Việt Nam, các Hội thành viên của Liên hiệp hội tỉnh. Duy trì Website https://yenbaicdsh.com với nhiểu nội dung phong phú về các hoạt động của Trung tâm.

Phối hợp với UBND huyện MCC, TTYT huyện tổ chức 4 diễn đàn Y tế thôn bản,  nhằm tạo cơ hội cho người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số nghèo có cơ hội chia sẻ với chính quyền địa phương và lãnh đạo ngành y tế huyện, xã, tỉnh về những vấn đề sức khỏe của họ cũng như những khó khăn trong việc tiếp cận tới dịch vụ y tế tại cấp thôn và xã hiện nay tại hai xã Púng Luông, La Pán tẩn tại huyện MCC tỉnh Yên Bái.

YENBAI CDSH tuyên truyền phổ biến các kiến thưc tại cơ sở bằng tiếng H’mông, tuyên truyền phòng chống bệnh viêm phổi,  bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng, bệnh dại trong 2 “Đêm Truyền thông giáo dục sức khỏe tại 2 xã Púng Luông và La Pán Tẩn”

Tổ chức các buổi truyền thông phổ biến kiến thức khoa học trong Bảo vệ rừng, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống rủi ro thảm họa thiên tai…tại các bản và trường học xã Nậm Khắt và Mồ Dề huyện Mù Cang Chải.

Tiến hành thiết kế, cung cấp, phát hành các tờ rơi, bìa lịch, quảng cáo có các thông điệp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và ứng phó biến đổi khí hậu.

  1. Công tác đào tạo, tập huấn và nâng cao kiến thức nghiệp vụ.

Bố trí trên 20 lượt cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do  các tổ chức NGO, các mạng lưới tổ chức.

Tổ chức 4 hội thảo khoa học bàn các biện pháp triển khai thực hiện, phản biện, nghiệm thu các đề tài NCKH và dự án khoa học;

Xây dựng các bộ tài liệu  như Phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia; Tiếp cận dựa trên quyền; Kế hoạch ứng phó biến đổi khi hậu…

  1. Hoạt động khác:

Đơn vị dùy trì các hoạt động thường xuyên bình thường là sự cố gắng của đơn vị tự trang trải nguồn thu chi cho các thành viên của tổ chức;

Tham gia các cuộc họp của Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh, tham gia các đề án khoa học, tham gia góp ý chuẩn bị công tác Đai hội của Liên hiệp hội;

Xây dựng giới thiệu đơn vị xây dựng kỷ yếu của LHHKHKT.

Tham gia các hoạt động mạng lưới trong nước và quốc tế. Cử cán bộ phối hợp nghiên cứu về Luật đất đai và chính sách thực thi lâm luật, bảo vệ rừng do Trung tâm phát triển Nông thôn bền vững ( SRD) chủ trì điều phối.

Tổ chức kỷ niệm 5 năm ngày thành lập YENBAI CDSH (11/2009  – 11/2014) ngày 06/12/2014;

Kết nối chương trình: “Vươn cao nụ cười trẻ thơ” của tổ chức Nhà ấm- Odessa và VTV6- Hà Nội quyên góp ủng hộ sữa, gạo, chăn ấm… cho trẻ em dưới 2 tuổi và một số hộ gia đình nghèo, giường bạt và ghế ngồi cho trường học của 2 xã Púng Luông và Nậm Khắt huyện Mù Cang Chải tháng 12/2014.

Đề xuất Hội cựu chiến binh Việt Nam tặng quà cho xã Púng Luông (gồm 74 chiếc giường bạt trẻ em, 17 bàn con, 250 ghế ngồi trẻ em , 1 T.V , 2 ngựa sắt cho trẻ em mầm non đã bàn giao cho xã ngày 11/12/2014 )

  1. Thực hiện công tác tải chính:

Là đơn vị tự trang trải thu, chi do vậy việc thực hiện thu chi tài chính được thực hiện đúng luật, trong khuôn khổ của dự toán kế hoạch, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Qua công tác kiểm toán, giám sát được đánh giá đảm bảo đúng quy định của nhà tài trợ và nhà nước.

II. NHIỆM VỤKẾ HOẠCH NĂM 2015

  1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kế hoạch hoạt động của Liên hiệp các Hội KHKT của tỉnh, trong đó có trọng tâm tham gia ý kiến , nội dung trong kế hoạch chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ III Liên hiệp hội;
  2. Tiếp tục triển khai các hoạt động của dự án tại MCC;
  3. Tiếp tục hướng dẫn người dân của 2 xã Văn Yên trồng, phát triển cây thuốc nam của đề tài NCKH đã được nghiệm thu;
  4. Tiếp tục thực hiện kế hoạchphổ biến kiến thức của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh giai đoạn 2013-2015. 
  5. Tiếp tục xây dựng đề xuất dự án mới, đề tài nghiên cứu năm 2015-2016
  6. Duy trì và phát triển Websitehttps://yenbaicdsh.com, Phối hợp với Ban Thông tin phổ biến kiến thức của LHHKHKT tỉnh, báo Yên Bái, Đài phát thanh truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền các hoạt động của Trung tâm.
  7. 7. Tham gia thực hiện các hoạt động nghiên cứu vận động chính sách về Y tế, chính sáchđối với người dân tộc thiểu số, chính sách giảm nghèo, chính sách đối với đội ngũ trí thức tỉnh Yên Bái. Tham gia phản biện các để tài, dự án, đề án liên quan đến Y tế, Biến đổi khí hậu, các dự thảo Luật, các chính sách đối với dân tộc thiểu số.
  8. Tăng cườnghợp tác vận động các tổ chức phi chính phủ, để thực hiện các nhiệm vụ trên trong lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, biến đổi khí hậu, phát triển cộng đồng xoá đói giảm nghèo.
  9. Phối hợp với Phòng khám đa khoa Việt Tràng An tiến hành khám bệnh, tư vấn bảo vệ sức khỏe cho các đối tượng trẻ em, người cao tuổi tại khu vực thành phố Yên Bái và cácxã dự án tại Mù cang Chải và các huyện trong tỉnh

 

GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:

– LH các Hội KHKT tỉnh Yên Bái;

– Ban Giám đốc CDSH;

– Lưu: VT.

Đào Thị Ngọc Lan